Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2015

Giới thiệu serie Học CSS căn bản

Ai đã từng làm web qua thì chắc chắn đều biết CSS đóng vai trò quan trọng như thế nào trên website rồi, nó vốn là thứ mà website phải cần nếu muốn trở thành một giao diện web đầy đủ như có màu sắc, được chia cột rõ ràng,…Thật không aon uổng khi nói rằng CSS chiếm hết 70% yếu tố giúp website bạn có đẹp hay không.
Một trong các kiến thức cơ bản nhất của một người làm web dù chuyên nghiệp hay nghiệp dư đó là thành thạo HTML và CSS. Trong serie Học HTML cơ bản của mình cũng đã nhiều lần nhắc qua CSS như một phần phải học sau khi đã hoàn thành HTML cơ bản, và đây là serie về CSS mà bạn bắt buộc phải xem nếu như muốn tự mình chỉnh sửa giao diện website.

Nội dung serie CSS căn bản

Trong serie này mình sẽ nói qua các vấn đề cơ bản trong CSS nhưng quan trọng nhất, ví dụ như cấu trúc CSS cơ bản, làm việc với các vùng chọn (Selector), hiểu khái niệm position, phân biệt margin và padding, inline với block là thế nào, và quan trọng nhất là các kỹ thuật xây dựng layout website quan trọng mà bạn hay gặp phải (như làm thế nào để phân giao diện website ra 3 cột chẳng hạn).
Ngoài ra, trong serie này mình cũng nói qua các khái niệm về CSS3 mà đang được sử dụng rất nhiều hiện nay, bao gồm các hiệu ứng box shadows, text shadows, border radius, media query,…mà các khái niệm đó sẽ giúp website bạn trở nên lộng lẫy hơn. Mình dám chắc với các bạn đây là serie học CSS bằng tiếng Việt đầy đủ nhất mà bạn đã từng thấy.

Kiến thức yêu cầu

Học CSS cũng rất dễ, nên mình cần các bạn biết qua HTML (tốt nhất nên xem hết serie Học HTML cơ bản của mình) và biết sử dụng các phần mềm soạn thảo code đơn giản như Notepad++ hay Sublime Text (khuyến khích).
Ngoài ra nếu có thể, mình cần các bạn biết qua tiếng Anh để có thể đọc qua các tài nguyên trên mạng vì trong serie này mình không thể truyền tải hết 100% kiến thức về CSS mà chỉ nói qua các kỹ thuật quan trọng. Còn lại bạn có thể tự tham khảo tại các trang như CSS Reference của Mozilla.

Xem video

Nếu bạn cần theo dõi serie này bằng video thì có thể xem tại playlist này. Mặc dù trong mỗi bài sau mình đều có chèn video vào mỗi bài.

Bắt đầu

Bạn đã sẵn sàng chưa nào? Còn chần chừ gì nữa mà không bấm qua bài tiếp theo để cùng bước vào thế giới CSS đầy màu sắc ngay từ bây giờ.

Giới thiệu serie Học HTML toàn tập

Sau nhiều lần hẹn trước hẹn sau, thì mình cũng đã đặt ra được quyết tâm phải xây dựng xong một serie Học HTML Toàn Tập và một serie Học CSS cơ bản trên blog này kèm theo video vì có rất nhiều người cần. Tại sao mà HTML và CSS lại quan trọng và có nhiều ngươi cần đến như vậy?
Phải nói rằng, HTML và CSS là hai nền tảng quan trọng nhất cho việc làm website, dù bạn là dân chuyên nghiệp hay nghiệp dư thì HTML/CSS vẫn đóng góp một phần cực kỳ quan trọng để bạn hiểu được khái quát về một website, và quan trọng nhất là bạn có thể tự tùy biến giao diện website của mình.

html
HTML – Đơn giản nhất nhưng quan trọng nhất khi làm website

HTML và CSS là hai ngôn ngữ rất dễ học và rất cơ bản trong việc làm website, nên bạn cũng không cần phải băn khoăn lắm vì khả năng của mình trước khi bắt đầu. Cả hai đều không phải là ngôn ngữ lập trình nên sẽ không có những toán tử, kiểu biến dữ liệu,…mà nó là một ngôn ngữ đánh dấu văn bản (HTML) và ngôn ngữ định dạng (CSS) nên bạn có thể sẽ thấy thú vị khi bắt đầu, nếu hiện tại bạn chưa biết gì hết.

Serie học HTML toàn tập này có những gì?

Tại serie này, mình sẽ nói qua chi tiết về HTML và định hướng cho bạn đến với HTML một cách nhanh chóng và dễ hiểu thông qua các ví dụ trực quan, cách diễn giải thú vị để bạn có thể vừa xem và vừa làm ngay trên máy tính của mình.
Trong xuyên suốt phần học này, bạn sẽ hiểu được làm thế nào mà một tập tin website được hình thành, cách triển khai nó và quan trọng nhất là ý nghĩa của những thẻ HTML (nhất là các thẻ thông dụng) vì sau này nó sẽ theo bạn suốt thời gian làm website.
Như mình đã nói, việc học HTML rất đơn giản nên chỉ cần bạn xem serie này trong vòng 2 – 3 giờ mỗi ngày thì bạn sẽ nắm được HTML trong vòng 3 ngày mà thôi.

Bạn đã sẵn sàng chưa?

Nếu bạn đã sẵn sàng để chinh phục HTML rồi, hãy ấn xem phần kế tiếp để bước vào thế giới HTML và chinh phục nó nào.

Giới thiệu serie VPS căn bản

Sau nhiều ngày viết vội liên tục thì mình đã hoàn thành một serie “step-by-step” để các bạn làm quen với VPS và cách sử dụng VPS để xây dựng một webserver hoàn chỉnh để chạy website WordPress (hoặc các mã nguồn PHP MySQL nào bạn thích).
Lưu ý, dù bạn dùng máy chủ riêng hay máy chủ ảo riêng (VPS) cũng đều sử dụng như nhau cả thôi. Mình gọi là VPS cho nó thân thiện.

Những gì bạn sẽ học được serie này?

Một trong những cái khó khăn nhất để chúng ta hiểu một cái gì đó chính là phải hiểu được nguồn cội của vấn đề. Bạn cần phải có một nền tảng kiến thức cơ bản thật vững chắc thì sau này bạn muốn tìm hiểu thêm cái gì nó cũng sẽ dễ dàng hơn.
Mình lấy ví dụ, bạn không biết qua các lệnh UNIX, bạn không biết webserver là gì,….thì bạn đọc một tutorial cài đặt và cấu hình webserver bạn có hiểu gì không?
Do đó, serie này mình tập trung ít vào việc xây dựng webserver nhưng sẽ tập trung sâu nhất về các vấn đề căn bản nhất trong việc quản trị một máy chủ sử dụng Linux. Mọi khái niệm quan trọng trên Linux mình đã giải thích rất cặn kẽ.
Mình cam kết là bạn sẽ có được vốn kiến thức Linux căn bản sau khi đọc qua serie này, từ đó bạn muốn cấu hình cái gì, chỉ cần search trên Google là ra một đống tha hồ mà đọc.

Nền tảng của serie này

Trong serie này, mình sẽ hướng dẫn bạn quản trị một máy chủ ảo Linux với cấu hình như sau:
  • Hệ điều hành CentOS 6.4 hoặc CentOS 6. CentOS 7 không dùng cho serie này.
  • Apache Webserver.
  • MySQL Server.
Do đó, không có thiết lập gì đặc biệt cả. Còn các thiết lập như cache, object cache thì tạm thời mình không đưa qua serie này vì lý do là nó có thể gây lỗi và không tương thích trên nhiều server, newbie sử dụng VPS không nên gặp các lỗi này sớm để tránh nản lòng. Nếu bạn thích mình sẽ có tutorial riêng cho từng phần.

Mục lục nội dung (có video)

Bạn có thể xem trang lưu trữ cho serie tại đường dẫn http://thachpham.com/series/hoc-su-dung-vps-co-ban.
Trong serie này, mình sẽ sử dụng những công nghệ phổ biến nhất như MySQL, Apache thay vì các công nghệ khác ít phổ biến hơn như MariaDB và NGINX. Nếu bạn chưa có kiến thức gì nhiều về VPS thì mình khuyến khích bạn đọc serie này.

Một số serie khác liên quan đến máy chủ

Serie bảo mật máy chủ

Đây là serie mình sẽ viết trong tương lai gần (có thể là 1 tuần sau sẽ xong) để bạn biết thêm về một số vấn đề bảo mật trên VPS. Các bài viết trong serie này mình viết xong bài nào sẽ đăng bài đó nên bạn cứ theo dõi trong mục VPS là sẽ thấy, cũng như mình sẽ cập nhật ra đây.

Backup & Restore dữ liệu trên máy chủ

Ở serie này, mình sẽ nói kỹ hơn về các phương thức backup và restore dữ liệu trên môi trường VPS để bạn có thể dễ dàng chủ động hơn trong việc backup hoặc chuyển máy chủ cho website.

Chuyển dữ liệu về VPS

Nếu bạn chưa biết cách chuyển dữ liệu website WordPress về VPS thì mình đã có làm video hướng dẫn tại đây.

Serie LEMP Webserver cho máy chủ

Một khi bạn đã nắm được cách sử dụng VPS căn bản rồi thì sẽ có khả năng tìm hiểu cách xây dựng một webserver thế nào để có tốc độ nhanh mà lại tối ưu.
LEMP là chữ viết tắt của các cụm từ Linux – EngineX – MariaDB – PHP-FPM, tức là cài đặt webserver sử dụng NGINX và PHP-FPM. Loại webserver này có hiệu suất rất cao, tiết kiệm tài nguyên.

Script tự cài LEMP Webserver

Nếu bạn đã nắm được cách sử dụng NGINX và thiết lập nó thì có thể bạn sẽ cần một ứng dụng để cài tự động NGINX Webserver lên máy chủ và có nhiều tính năng chuyên nghiệp. Có 2 lựa chọn dành cho bạn là:
  • EasyEngine – Dành riêng tối ưu cho WordPress, hỗ trợ các công nghệ mới nhất.
  • Centminmod – Dành cho các website sử dụng PHP & MySQL chung chung.

Đóng góp ý kiến

Serie này mình đã viết chi tiết nhất có thể nên nếu bạn thấy chỗ nào mình giải thích chưa đúng thì hãy giúp mình bằng cách góp ý thêm để mình cải thiện kiến thức của mình nhé, mình không phải là thánh nhân nên không thể tránh sai sót 😀 .

WordPress nâng cao

Bạn không biết bắt đầu từ đâu và bắt đầu thế nào để trở thành một Master WordPress trong thời gian ngắn? Đừng lo lắng, Thachpham.com sẽ giúp bạn vạch rõ con đường đúng đắn nhất để học WordPress nâng cao có hiệu quả hoàn toàn miễn phí.

Cần chuẩn bị gì để học WordPress nâng cao

Có khá nhiều thứ mà bạn cần nắm vững trước khi “đâm đầu” vào WordPress nâng cao, đó là:
Các bài nên xem trước:

Danh sách thứ tự bài viết bạn nên học

Trước tiên muốn lập trình tốt trong WordPress, bạn cần phải hiểu rõ được cấu trúc một theme WordPress bao gồm những gì. Nhờ việc hiểu cấu trúc theme, bạn sẽ biết được mình nên viết code ở đâu để hiển thị đúng.
Nếu bạn đang tìm cách làm một theme WordPress thì serie này là tốt nhất dành cho bạn. Trong serie này, bạn sẽ hiểu chi tiết một theme WordPress hình thành như thế nào, cách viết code cho từng file trong WordPress và cách làm tính năng Theme Options với Redux Framework.
Hướng dẫn Action & Filter trong WordPress toàn tập
Action & Filter là hai chìa khóa quan trọng cho bạn để trở thành một người lập trình WordPress chuyên nghiệp. Sở dĩ chúng ta cần học hai cái này là vì trong WordPress, có một số thứ bạn có thể làm đơn giản hơn với hai ứng dụng này. Hoặc nếu bạn có làm việc vớiTheme Framework cũng sẽ dễ dàng hơn vì framework nào cũng hỗ trợ Action & Filter riêng của nó.
Hướng dẫn Custom Field căn bản
Custom field là một tính năng rất hay và vượt trội để bạn chèn thêm các dữ liệu tùy chỉnh vào bài viết. Nó sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong việc giải quyết ý tưởng đấy, đừng bỏ qua.
Nếu bạn muốn tuỳ biến một theme đã có sẵn thì hãy sử dụng child theme để tránh bị mất các thay đổi nếu cập nhật phiên bản mới của theme đó. Ở bài viết này mình đã giải thích qua về khai niệm child theme và cách tạo ra nó, child theme có thể áp dụng cho bất cứ theme nào.
Theme Framework là gì?
Nếu bạn đã tự tin với Action & Filter rồi thì có thể tìm hiểu về khái niệm Theme Framework vì nó sẽ hỗ trợ bạn nhiều. Mặc dù không phải lúc nào cũng sử dụng Theme Framework để làm theme nhưng bạn cũng nên ít nhất nắm vững vài framework để sử dụng khi cần.
Cách tạo Shortcode toàn tập
Shortcode là một công cụ có sẵn trong WordPress để bạn chèn các nội dung bên ngoài vào bài dễ dàng hơn, chẳng hạn như nhúng một bản đồ Google Maps và video tại Youtube không cần sử dụng mã nhúng HTML.
Hướng dẫn Query & Loop toàn tập
Query & Loop là một khái niệm cực kỳ quan trọng trong WordPress nếu bạn muốn lập trình được theme hay plugin. Công dụng của nó là hiển thị nội dung như Post /Page/Custom Post Type ra ngoài giao diện như ý muốn, chẳng hạn như viết code hiển thị post ngẫu nhiên chẳng hạn.
Cách tự tạo thêm sidebar cho theme
Mỗi theme WordPress đều không thể thiếu thành phần sidebar (khung nội dung nằm bên cạnh website). Tại sao lại không thử tạo cho mình một sidebar nhỉ?
Cách tạo menu trong theme
Có thể bạn không hài lòng với menu hiện tại trong theme mà sẽ cần muốn tạo thêm một menu theo ý của mình. Nếu bạn đã biết cách tạo một menu bằng HTML và CSS thì đây là hướng dẫn bạn nên xem để biết cách tạo menu trong WordPress.
Custom Post Type toàn tập
Mặc định trong WordPress có Post và Page là 2 post type chủ đạo, mỗi type đều có cách sử dụng khác nhau. Chẳng hạn bây giờ bạn muốn tạo một post type để đăng sản phẩm hay mã giảm giá thì sao? Hãy tìm hiểu Custom Post Type ngay.
Custom Taxonomy toàn tập
Như Post thì đã có category và tag để phân loại nội dung. Thế thì Custom Post Type có không? Dĩ nhiên là bạn có thể để category phân loại cho nó nhưng bạn có thể tự tạo một taxonomy mới để phân loại nội dung mà!
Hướng dẫn tạo widget toàn tập
Chắc bạn cũng biết widget là gì rồi nhỉ. Có thể bạn không tìm ra được một widget đúng ý mình, thế thì hãy tự tạo cho mình một widget đi chứ.
Nếu bạn chưa biết bắt đầu viết plugin ở đâu thì hãy xem qua bộ video này thông qua ví dụ cách viết plugin có chức năng tự động cập nhật thông tin về thời tiết.
Vậy tiếp theo là gì? Đó chỉ là những cái nền tảng, hãy cố nghiền ngẫm WordPress Codex để tìm hiểu thêm và nhất là theo dõi chuyên mục Web Development tại Thachpham.com để xem được nhiều hướng dẫn code WordPress hơn.

Serie Học WordPress cơ bản

Thân chào tất cả độc giả tại Thach Pham Blog!
Hẳn là bạn đã thấy trên blog mình viết nội dung về lĩnh vực gì là nhiều nhất rồi đúng không? Và mình cũng tin rằng đó có thể là lý do mà bạn đã ghé thăm blog mình và xem bài viết này – đó là muốn tìm hiểu về WordPress – một mã nguồn mở hỗ trợ bạn tự làm website nhanh chóng.
Và nếu bạn muốn học cách tự làm website chuyên nghiệp thì có thể học cách sử dụng WordPress để biết cách làm website nhanh mà không cần có quá nhiều kiến thức về lập trình (chỉ cần rành máy tính, ham học hỏi là đủ). Và nếu bạn muốn học cách làm website với WordPress thì 50 bài hướng dẫn trong serie này sẽ dành cho bạn, kể cả bạn là người chưa biết gì.

Bạn sẽ học được những gì ở bộ này?

Rất nhiều, mình tự tin nói với các bạn rằng như thế. Trong những tháng ngày hoạt động, mình đã nhận được rất rất nhiều các câu hỏi về WordPress căn bản kiểu như “Làm sao tôi có thể tạo được website WordPress?“, “Hosting là như thế nào mà WordPress phải cần nó?“, “Cách quản trị host để cài WordPress ra sao?“,…blah….blah…Tất cả những câu hỏi đó đã thôi thúc mình phải hoàn thành bộ bài học này thật sớm và rất cám ơn Chúa đã ban phước mình hoàn thành nó.
Trong serie bài học này, bạn sẽ bắt đầu từ những kiến thức cơ bản nhất cực kỳ cần thiết đối với tất cả những người có mong muốn tự làm và quản trị được một website bằng WordPress. Từ các kiến thức, thuật ngữ về hosting cho đến cách sử dụng nó để đưa WordPress lên và cuối cùng là hoàn thiện website WordPress với kho plugin và theme WordPress đồ sộ.
  • Xem danh sách bài học WordPress căn bản
  • Xem bài học WordPress cơ bản bằng video

Làm website bán hàng với WordPress

Mình đã vừa hoàn tất serie hướng dẫn sử dụng Woocommerce để làm một website bán hàng trên WordPress, mọi người có thể xem qua tại đây.

WordPress nâng cao

Nếu bạn thích đi sâu vào các vấn đề nâng cao thì đừng nên bỏ qua danh sách các bài này để tìm hiểu kỹ hơn.
Và tùy theo sự thay đổi của WordPress mà mình vẫn sẽ tiếp tục cập nhật và bổ sung cho video này. Hy vọng nó sẽ có ích cho các bạn!

Giới thiệu

WWW.THACHPHAM.COM (“Thạch Phạm chấm Com – ThachPham Blog”) là một webblog cá nhân được hoạt động từ ngày 01/08/2012 và đang được vận hành/phát triển nội dung bởi người sáng lập Phạm Ngọc Thạch.

Mục tiêu hoạt động

Trước tiên, ThachPham Blog hoạt động như một website cung cấp các kiến thức sử dụng mã nguồn mở WordPress để tự làm website với nhiều nhu cầu khác nhau như webblog, tin tức, trang bán hàng, giới thiệu doanh nghiệp. Nếu bạn đang ở đây nhưng chưa hiểu WordPress là gì thì hãy xem qua Vì sao nên sử dụng WordPress.
Ngoài WordPress, ThachPham Blog cũng cung cấp các thông tin, các bài hướng dẫn liên quan đến lĩnh vực làm website như sử dụng máy chủ, giới thiệu các công cụ có ích, đánh giá dịch vụ host, SEO.
Mục tiêu chính của blog được thành lập ra là để chia sẻ những thông tin mà người sáng lập biết và muốn chia sẻ. Đồng thời blog luôn hoan nghênh và đón nhận các đóng góp của những thành viên để cung cấp bài viết đa dạng hơn.

Tôn chỉ hoạt động

ThachPham Blog hoạt động với các tôn chỉ bất di bất dịch như:
  • Cung cấp nội dung bài viết hoàn toàn miễn phí.
  • Chỉ giới thiệu các dịch vụ/công cụ có chất lượng tốt nhất.
  • Cập nhật nội dung và hỗ trợ độc giả nhanh nhất.
  • Tạo dựng môi trường trao đổi kiến thức lành mạnh, nói không với các hành động vi phạm bản quyền.

Vấn đề riêng tư

Vấn đề riêng tư của các độc giả rất quan trọng đối với ThachPham Blog. Căn cứ theo quy định sử dụng internet toàn cầu, chúng tôi cam kết không lưu trữ các thông tin cá nhân nhạy cảm của người truy cập, chúng tôi cũng không bao giờ hỏi thông tin cá nhân của bạn ngoại trừ khi cần (gửi liên hệ, đăng ký bản tin, làm khảo sát).
Chúng tôi sẽ sử dụng cookie như một phương thức đánh dấu thông tin về người truy cập như loại trình duyệt, giới tính, thời gian truy cập, tần suất xem trang,…nhằm mục đích để chúng tôi hiểu nhu cầu của độc giả để phát triển nội dung tốt hơn.

Bình luận

ThachPham Blog cho phép các độc giả bình luận tự do như một diễn đàn nhỏ. Ở khu vực bình luận, độc giả có thể hỏi hoặc nêu ý kiến/cảm nghĩ về nội dung bài viết. Nhưng, để tránh gây phiền nhiễu và ảnh hưởng đến người khác, chúng tôi có quyền xóa các bình luận trên trường hợp bất khả kháng.

Thu nhập

Để ThachPham Blog mãi hoạt động theo đúng tiêu chí, chúng tôi sẽ có những phương thức để tạo ra thu nhập tại đây, như:
  • Affiliate – Các liên kết giới thiệu đến các sản phẩm mà chúng tôi khuyến khích. Chúng tôi không bao giờ khuyến khích độc giả sử dụng các dịch vụ kém chất lượng.
  • Sponsored Post – Một vài trường hợp, chúng tôi sẽ có nhận đăng tải các nội dung của đối tác chấp nhận hỗ trợ chúng tôi về vấn đề tài chính, các nội dung này vẫn sẽ được cảm kết là phù hợp với nhu cầu của độc giả tại ThachPham Blog. Các nội dung bài viết dạng quảng cáo này sẽ có nhãn “Sponsored” ở tiêu đề bài viết.
  • Quảng cáo banner – Trên một số vị trí của ThachPham Blog, chúng tôi sẽ đặt một số banner từ Google Adsense, các sản phẩm có ích và từ những đối tác đã mua quảng cáo.
Tuy nhiên, chúng tôi luôn cam kết rằng việc hiển thị/xuất bản quảng cáo sẽ không làm phiền đến độc giả.

Sự hiện diện trên mạng xã hội

Hiện tại ThachPham Blog có một số kênh mạng xã hội để cùng giao lưu với các độc giả như: